Từ đường Phước Kiến

Bấm để nghe audio thuyết minh

Được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, nằm trong khuôn viên bệnh viện Nguyễn Trãi , sau nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Từ đường Phúc Kiến vẫn được chăm sóc chu đáo và trở thành một di tích của TPHCM.

Thông tin cơ bản

Địa chỉKhuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi, số 314 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa08:00 – 16:00h mỗi ngày
CấpDi tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố năm 2009

Giới thiệu di tích

Từ đường Phước Kiến được đặt tên là “Phước Thiện nghĩa từ” với ý nghĩa đền thờ tổ tiên người Phước Kiến làm việc thiện. Có lẽ từ đường lúc ban đầu chỉ là một công trình đơn sơ. Ngôi từ đường hiện nay được xây dựng vào khoảng tháng 8 năm Đinh Hợi niên hiệu Quang Tự thứ 13 tức năm 1887. 

Đầu thế kỷ 20, thành phố Sài Gòn –  Chợ Lớn ngày càng phát triển, nhu cầu y tế của cộng đồng phước kiến cũng gia tăng nên nghĩa trang được dời đi để xây dựng một bệnh viện miễn phí. Tuy vậy ngôi từ đường vẫn được giữ lại. Năm 1964, bệnh viện được xây dựng kiên cố mở mang thêm nhiều phòng khám Tây y nên không chỉ bệnh nhân người Phúc Kiến mà còn đông đảo cư dân trong vùng đến khám chữa bệnh. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh nhóm Phước Kiến đã xây dựng thêm một Quan Âm Các ở khu đất chếch bên phía sau từ đường.

Từ đường được xây dựng theo kiểu nhà khung gỗ, mái ngói, tường gạch. Điểm đặc sắc ở Từ đường Phước Kiến là phong cách trang trí trên bộ khung gỗ chịu lực. Một điểm đặc biệt nữa ở đây là sự khác nhau về phần kiến trúc gỗ dưới lớp mái ngói của hành lang hai bên thiên tỉnh. Các đà ngang ở phía bên trái được trang trí công phu hơn với các bức chạm, hình vẽ lãng hoa, mai, trúc… cò ở phía bên phải trang trí đơn giản vài mảng chạm nhỏ hình dây hoa. Có ý kiến cho rằng có sự khác biệt này vì hành lang bên trái là lối đi dành cho nam, còn bên phải là lối đi dành cho nữ..

Hàng năm theo âm lịch, vào ngày 2/2 và ngày 2/7 người Hoa Phước Kiến ở Thành phố Hồ Chí Minh lại cùng nhau tề tựu về đây.

Lên đầu trang