Click to listen to audio
Address | 678 Nguyen Trai Street, Ward 11, District 5, Ho Chi Minh City |
Opening hours | 8am - 5pm daily |
Level of Monument | National Architectural and Artistic Site in 1993 |
General Introduction
Yian Guildhall (Nghia An Hoi Quan), which is also known as Ong Pagoda or Quan De Temple, is located at 678 Nguyen Trai Street, Ward 11, District 5, Ho Chi Minh City. This is the guildhall of the Trieu Chau guild, which was established by the Trieu Chau people who had immigrated to Vietnam.
The Guildhall was recognized by the Ministry of Culture and Information as the Relic of Architectural and Artistic at national level in 1993 under Decision No. 43-VH/QĐ dated January 07, 1993. The Guildhall had been restored and repaired 5 times in 1866, 1902, 1969, 1994, and the most major restoration was recently in 2014. The ground premise of Nghia An Guildhall is generally a massive, splendid and colorful architectural. As most Chinese temples in the shape of the letter “Quoc” ("国"), the layout includes: Screen - Lake - Yard - Front Hall - Skylight - Middle Hall - Skylight - Incense hall - Main hall, along two sides of the both East and West halls, two operating and living blocks of Teochew (Chaozhou) and Hakka people.
The central of the Main hall is the Quan Thanh De Quan altar-area, whom the God was worshiped at Nghia An Guildhall. Quan Cong (Guan Yu) became the supreme god in the spiritual life of Chinese people in the Southern Vietnam.
Every year, Ong Pagoda has two biggest festivals: The Lantern (First Full Moon) Festival on the lunar 15th of January and Ong's Festival, which is the lunar 24th of June. These are also the most important festivals. Not only the Chinese people but also a lot of people from all over the world come to worship. The crowds start the ceremony lasted from a night of the lunar 14th. The Festival begins with the performance of The Qilin - Lion - Dragon Dance. In addition to its significance as a vestige of the old Saigon market street, and its existence over two centuries, Nghia An Guildhall is also a place to preserve the traditional cultures, beliefs and the valuable artifacts of the Teochew (Chaozhou) community. With various forms of social activities, through proactive support, assistance and donation of scholarship funds for studious pupils, difficult-circumstances families, building charity houses and poverty reduction; Nghia An Guildhall has positively contributed to the development of District 5 in particular and Ho Chi Minh City in general.
Overview of the exterior and interior
From the main gate to the temple’s main door, which its two sides of the pillars are a pair of ancient stone drums. On the threshold and the facade stone wall, there is carved an ancient literature and six pictures, in which of six different cane branches. The exterior of Nghia An Guildhall is designed with a rooftop, on the tiled roof having ceramic statues and reliefs, on the top of the eaves having been carved upside-down flowers, under the eaves on its rafters, columns having been painted bright red with statue of dragon – horse and flower strings... The roof motif is in the shape of a majestic “Mountain”, symbolizing “A divine Mountain in the middle of Sea” with “A high Tower touching Cloud”. The facade of roof and eaves edge are decorated with a strip of reliefs covered with brilliant ceramic pieces: Birds - Flowers, Sheep - Pine, Qilin, Fish transforming into Dragon, Four Horses... The roof corners are decorated with statues of Mr. Sun (Ong Nhat), Mrs. Moon (Ba Nguyet), and Libra (Thien Binh) statue. The roof border is tiled with green tiles. The interior of the Guildhall is elaborately and majestically decorated with altar panels, shrine panels... which are delicately carved on both sides from the legend stories in the Three Kingdoms story to images of daily life such as water-carrying, wood-cutting,... and Dragons, Qilin, Turtle, Phoenix mixed with shrimp, crab, fish, squid... Especially, all worshiped animals in the temple are in according to image of Mother and its Cub such as: Next to the Xich Tho horse is a Xich tho foal, next to the mother qilin’s feet is a quilin cub, next to the mother tiger is a tiger cub, wrapped around the mother dragon is a dragon cub.
Front Hall
& Middle Hall
At the central area, the Front hall has an altar, on which is placed a bronze incense burner made in the 5th year of Dao Quang (1825). The bell, which was delicately molded with two lion heads on two sides, was 39 cm in height and 46 cm in diameter, and its front was carved the words “Quan Thanh De Quan”. Both sides of the Front hall are layouted two altar-areas facing the Main hall. The eastern altar-area is a high pedestal to worship Phuc Duc Chinh God (Phuc Duc Chinh Than), and the western altar-area is a statue of the Xich Tho Horse (2.5 meter tall) with a unique head-raising posture. This statue is overestimated the most beautiful among other Xich Tho Horse statues. Next to it is a 2-meters tall statue of Ma Dau General, whom holding rein of the Xich Tho Horse. The Middle Hall is located in the middle of the two skylights. Here is placed a small altar to worship Quan De in front of the altar of Van Xuong Tinh Quan – who is the head of education and examination. Next to the Middle hall is the incense house. On the walls along both sides of this Middle hall are embossed Blue Dragon (Thanh Long) and White Tiger (Bach Ho) reliefs.
Main Hall: The Main Hall includes three altar-areas
The central altar-area: is worshiped Quan Thanh De Quan. The Quan De altar, which is 3-meters tall, is made of wood with many layers of “Two Dragons fighting for The Fire-Pearl” image (“Luong Long Tranh Chau” image), “Eight Immortals (Bat Tien) fighting a water monster”, “pine and crane”, “peony- pheasant” image,... The Quan De statue is more than 2-meters tall, perhaps there is the largest statue, compared to other currently worshiped Quan De statues, in Ho Chi Minh City. Standing attendance on both sides in front of the Quan De’s altar is the statues of Quan Binh Administrative Mandarin (Quan Binh Thai Tu) and Chau Xuong General (Chau Xuong Tuong Quan), nearly 2-meters tall, placed in a glass cabinet. On the left is the altar-area of Thien Hau Nguyen Quan, whose statue was made by wood with 60-cm tall, sitting on a dragon-carved chair. She is attended by two maids and two Thien Ly Nhan and Thuan Phong Nhi gods. On the right is the altar-area of Tai Bach Tinh Quan (also known as god of wealth), whose statue was made by wood with 60-cm tall, also sitting on a dragon-carved chair, with Chieu Tai Dong Tu standing to attend on both sides.
Bấm để nghe audio thuyết minh
Trong lòng Sài Gòn náo nhiệt, có một góc nhỏ yên bình, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời – đó là Hội Quán Nghĩa An. Với kiến trúc độc đáo và lịch sử phong phú, Hội Quán Nghĩa An không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là điểm đến thu hút du khách yêu thích khám phá văn hóa.
Thông tin cơ bản
Không rõ hội quán được xây dựng vào thời điểm nào, có lẽ muộn nhất là đầu thế kỷ XIX. Hằng năm, theo Âm lịch, Hội quán có hai lễ lớn và quan trọng nhất là Lễ Nguyên Tiêu vào ngày Rằm tháng Giêng và ngày Vía Ông vào ngày 24/06.
Địa chỉ | 678 Đ. Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh |
Giờ mở cửa | 8h – 17h mỗi ngày |
Cấp | Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc Gia năm 1993 |
Thông tin chi tiết
1. Giới thiệu tổng thể
Hội quán Nghĩa An hay còn là gọi Chùa Ông hay Miếu Quan Đế. Đây là hội quán của bang Triều Châu, do những người Triều Châu di dân sang Việt Nam thành lập tại địa chỉ số 678 đường nguyễn trãi, phường 11, quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hội quán đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993 theo Quyết định số 43 – VH/QĐ ngày 07 tháng 1 năm 1993 và được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận điểm du lịch theo Quyết định số 364/QĐ-SDL ngày 23 tháng 10 năm 2024.
Hội quán đã được trùng tu và sửa chữa 5 lần vào các năm 1866, 1902, 1969, 1994 và lần đại trùng tu mới nhất là vào năm 2014.
Mặt bằng Hội quán Nghĩa An là một tổng thể kiến trúc đồ sộ, lộng lẫy và nhiều màu sắc. Như phần lớn các đền miếu của người Hoa hình chữ “Quốc”, bố cục gồm: bình phong – hồ nước – sân – tiền điện – thiên tỉnh – trung điện – thiên tỉnh – nhà hương – chính điện, dọc hai bên các điện thờ Đông lang và Tây lang, hai khối nhà làm việc và sinh hoạt của người Triều Châu, người Hẹ.
Ngay vị trí trung tâm chính điện là gian thờ Quan Thánh Đế Quân – vị Thần được thờ cúng chính tại Hội quán Nghĩa An. Quan Công trở thành vị thần tối thượng trong cuộc sống tinh thần của người Hoa ở Nam Bộ.
Hàng năm, chùa Ông có hai lễ lớn nhất là Lễ Nguyên Tiêu vào ngày Rằm tháng Giêng và ngày Vía Ông tức ngày 24 tháng 6 âm lịch. Đây cũng là ngày lễ quan trọng nhất. Không chỉ bà con người Hoa mà còn rất đông bá tánh thập phương về chiêm bái. Các dòng người bắt đầu lễ từ đêm ngày 14. Mở đầu không khí lễ hội là biểu diễn múa lân – sư – rồng.
Ngoài ý nghĩa là dấu tích của phố chợ Sài Gòn xưa, qua hai thế kỷ tồn tại, Hội quán Nghĩa An còn là nơi bảo tồn những truyền thống văn hoá, tín ngưỡng những hiện vật quý giá của cộng đồng người Triều Châu. Với các hình thức hoạt động xã hội, qua việc ủng hộ, tương trợ, quyên góp các quỹ học bổng dành cho học sinh hiếu học, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, xóa đói giảm nghèo, Hội quán Nghĩa An đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của Quận 5 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
2. Chi tiết từng phần
2.1 Khái quát ngoại thất và nội thất
Từ cổng lớn vào đến cửa miếu, ngay hai bên trụ cửa chính là cặp thạch cổ (trống đá) Trên ngạch cửa và vách đá mặt tiền chạm một bài cổ phong và sáu bức chạm sáu cành trúc khác nhau.
Ngoại thất hội quán Nghĩa An thiết kế tầng mái, các tượng gốm, phù điêu trên mái ngói, các bông hoa chạm ngược ở đầu bẩy hiên, tượng long mã, dây hoa … trên các kèo, cột, sơn màu đỏ thắm dưới mái hiên.
Mô típ mái theo hình “núi” uy nghi, mang tính biểu tượng “núi thần giữa biển” với “lầu cao chạm mây”. Mặt dựng của bờ nóc, bờ giải trang trí một dải phù điêu ốp mảnh gốm rực rỡ mô típ chim – hoa, cừu – tùng, lân, cá hóa rồng, tứ mã… Các góc mái gắn tượng Ông Nhật, Bà Nguyệt, tượng Thiên Bình Diềm mái ngói xanh.
Bên trong hội quán trang trí cầu kỳ, hoành tráng với những bao lam khám thờ, bao lam điện thờ … được chạm cả hai mặt một cách tinh tế từ những điển tích trong truyện Tam Quốc đến các hình ảnh sinh hoạt đời thường như gánh nước, đốn củi… và những long, lân, qui, phụng xen lẫn tôm, cua, cá, mực… Đặc biệt, các con vật được thờ trong miếu đều theo hình tượng Mẹ và Con như: Cạnh ngựa Xích Thố có con ngựa con, bên chân lân mẹ có lân con, cạnh hổ mẹ có hổ con, quấn quanh rồng mẹ là rồng con.
2.2 Tiền điện – Trung điện
Đây là khu vực Chính giữa, tiền điện có một hương án, trên đặt chiếc lư hương bằng đồng làm vào năm Đạo Quang thứ 5 (1825). Chuông cao 39 cm, đường kính 46 cm, hai bên đúc hai đầu lân đường nét tinh xảo, phía trước có hàng chữ “Quan Thánh Đế Quân”.
Hai bên tiền điện bài trí hai gian thờ hướng mặt vào chính điện. Phía Đông là bệ cao thờ Phúc Đức Chính Thần, phía Tây thờ tượng Ngựa Xích Thố (cao 2,5m) với dáng ngẩng cao đầu độc đáo. Tượng được đánh giá là đẹp hơn cả trong số tượng ngựa Xích Thố. Bên cạnh còn có tượng Mã Đầu Tướng Quân cao 2m, tay cầm dây cương ngựa Xích Thố.
Trung điện ở khoảng giữa của hai sân thiên tỉnh. Tại đây bày một bàn thờ nhỏ thờ Quan Đế ngay phía trước bàn thờ Văn Xương Tinh Quân – người đứng đầu giáo dục khảo thí. Nối tiếp trung điện là nhà hương. Trên vách tường dọc hai bên điện thờ này đắp nổi phù điêu Thanh Long và phù điêu Bạch Hổ.
2.3 Chính điện
Đây là khu vực Chính điện bao gồm ba gian thờ.
Gian giữa: thờ Quan Thánh Đế Quân. Khám thờ Quan Đế làm bằng gỗ cao hơn 3 mét được chạm viền nhiều lớp hình lưỡng long tranh châu, Bát Tiên giao chiến thủy quái, tùng hạc, mẫu đơn – trĩ… Tượng Quan Đế cao hơn 2 mét, có lẽ là tượng lớn nhất trong số các tượng Quan Đế hiện được thờ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình Thái tử và Châu Xương Tướng quân cao gần 2 mét, đặt trong tủ kính.
Bên trái có gian thờ Thiên hậu Nguyên Quân bằng gỗ cao 60 cm, ngồi trên ghế chạm, theo hầu Bà có hai thị nữ và hai vị Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ.
Bên phải có gian thờ Tài Bạch Tinh Quân (hay còn gọi là Thần Tài Thần tài được thể hiện bằng tượng gỗ, cao 60 cm, cũng ngồi trên ghế chạm rồng, hai bên có Chiêu Tài Đồng Tử đứng hầu.